K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 Đọc thầm bài văn sau:                                                                         Công việc đầu tiênMột hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:- Út có dám rải truyền đơn không?Tôi vừa mừng vừa lo, nói:- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!Anh Ba cười, rồi...
Đọc tiếp

 Đọc thầm bài văn sau:

                                                                         Công việc đầu tiên

Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

- Út có dám rải truyền đơn không?

Tôi vừa mừng vừa lo, nói:

- Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

- Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: "Cộng sản rải giấy nhiều quá!"

Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.

Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

- Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

- Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát li hẳn nghe anh!

                                                                Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định        

Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn? (1 điểm)

A. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định yêu nước, yêu nhân dân.
B. Bài văn là đoạn hồi tưởng của bà Nguyễn Thị Định cho thấy nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một người phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn đóng góp sức mình cho Cách mạng.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
D. Cả hai ý trên đều sai.

Câu 7: Câu "Út có dám rải truyền đơn không?" (0,5 điểm)

A. Câu hỏi.          B. Câu cầu khiến.
C. Câu cảm.        D. Câu kể.

Câu 8: Dấu phẩy trong câu: "Độ tám giờ, nhân dân xì xầm ầm lên." có tác dụng gì? (0,5 điểm)

A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C. Ngăn cách các vế trong câu ghép.
D. Ngăn cách các vế trong câu đơn.

Câu 9: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì? (1 điểm)

Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (1điểm)

(đất nước; ngày mai)

Trẻ em là tương lai của.......................................... Trẻ em hôm nay, thế giới....................................;

1

Mình làm chưa chắc chắn , bạn tham khảo qua nhé :

Câu678
Đáp Án BAB

Câu 9 : 

8 chữ vàng đó là : “ Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang ”

Câu 10 : 

Trẻ em là tương lai của đất nước 

Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai

Mọi người ơi! Giúp mình với!Công việc đầu tiên         Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:         - Út có dám rải truyền đơn không?        Tôi vừa mừng vừa lo, nói :        - Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!        Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh...
Đọc tiếp

Mọi người ơi! Giúp mình với!

Công việc đầu tiên

         Một hôm, anh Ba Chẩn gọi tôi vào trong buồng đúng cái nơi anh giao việc cho ba tôi ngày trước. Anh lấy từ mái nhà xuống bó giấy lớn, rồi hỏi tôi:

         - Út có dám rải truyền đơn không?

        Tôi vừa mừng vừa lo, nói :

        - Được, nhưng rải thế nào anh phải chỉ vẽ, em mới làm được chớ!

        Anh Ba cười, rồi dặn dò tôi tỉ mỉ. Cuối cùng, anh nhắc:

       - Rủi địch nó bắt em tận tay thì em một mực nói rằng có một anh bảo đây là giấy quảng cáo thuốc. Em không biết chữ nên không biết giấy gì.

        Nhận công việc vinh dự đầu tiên này, tôi thấy trong người cứ bồn chồn, thấp thỏm. Đêm đó, tôi ngủ không yên, lục đục dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. Khoảng ba giờ sáng, tôi giả đi bán cá như mọi hôm. Tay tôi bê rổ cá, còn bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.

        Độ tám giờ, nhân dân xì xào ầm lên: “Cộng sản rải giấy nhiều quá!”Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.Về đến nhà, tôi khoe ngay kết quả với anh Ba. Anh tôi khen:

          - Út khá lắm, cứ làm như vậy rồi quen, em ạ!

        Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng. Tôi cũng hoàn thành. Làm được một vài việc, tôi bắt đầu ham hoạt động. Tôi tâm sự với anh Ba:

          - Em chỉ muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng. Anh cho em thoát ly hẳn nghe anh!

                                                                               Theo Hồi ký của bà Nguyễn Thị Định

Câu 1. Chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào tờ giấy làm bài.

1: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?

A. Rải truyền đơn          B. Đi chợ              C. Đi liên lạc                  D. Mua vũ khí

2: Anh Ba Chẩn hỏi : Út có dám rải truyền đơn không? Chị Út nói:

A. Được                          B. Mừng                 C. Lo                              D. Không

3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?

A. Đêm đó chị ngủ yên, trong giấc ngủ chị nghĩ cách giấu truyền đơn.

B. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

C. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn. D. Suốt đêm chị không ngủ, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?

A. Chị ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

B. Chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

C. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần.

D. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

5: Vì sao chị Út muốn được thoát li?

A. Vì Chị Út yêu nước, yêu nhân dân.

B. Vì chị muốn rải truyền đơn, kết hợp đi bán cá để phụ giúp gia đình.

C. Vì chị muốn rời khỏi gia đình, không muốn sống cùng bố mẹ nữa.

D. Vì Chị Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng.

6: Câu: “Út có dám rải truyền đơn không?” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu cảm thán   B. Câu cầu khiến   C. Câu hỏi    D. Câu kể

7: Dấu phẩy trong câu: “Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng” có tác dụng gì?

A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.          

B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

C. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.                

D. Ngăn cách các từ cùng làm chủ ngữ.

8: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì?

A. Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Giỏi giang            

B. Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang.

C. Chăm chỉ, Bất khuất, Trung hậu, Cần cù.                   

D. Dũng cảm, Bất khuất, Trung hậu, Chịu khó.

Câu 2. Xác định các cụm danh từ được sử dụng trong văn bản trên?

Câu 3. Em hiểu “ tỉ mỉ” nghĩa là gì?

Câu 3. Em thấy nhân vật chị Út là người như thế nào?

Câu 4. Em mơ ước khi lớn lên mình sẽ làm nghề gì để góp phần xây dựng đất nước? Vì sao?

Câu 5. Từ nội dung của văn bản trong phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-12 câu) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng dũng cảm.

1
18 tháng 4 2022

Câu 1. Chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào tờ giấy làm bài.

1: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?

A. Rải truyền đơn          B. Đi chợ              C. Đi liên lạc                  D. Mua vũ khí

2: Anh Ba Chẩn hỏi : Út có dám rải truyền đơn không? Chị Út nói:

A. Được                          B. Mừng                 C. Lo                              D. Không

3: Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?

A. Đêm đó chị ngủ yên, trong giấc ngủ chị nghĩ cách giấu truyền đơn.

B. Chị dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

C. Chị bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

D. Suốt đêm chị không ngủ, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

4: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?

A. Chị ngủ không yên, dậy từ nửa đêm, ngồi nghĩ cách giấu truyền đơn.

B. Chị giả đi bán cá như mọi hôm. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

C. Tay bê rổ cá và bó truyền đơn thì giắt trên lưng quần.

D. Chị rảo bước, truyền đơn cứ từ từ rơi xuống đất.

5: Vì sao chị Út muốn được thoát li?

A. Vì Chị Út yêu nước, yêu nhân dân.

B. Vì chị muốn rải truyền đơn, kết hợp đi bán cá để phụ giúp gia đình.

C. Vì chị muốn rời khỏi gia đình, không muốn sống cùng bố mẹ nữa.

D. Vì Chị Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng.

6: Câu: “Út có dám rải truyền đơn không?” thuộc kiểu câu gì?

A. Câu cảm thán   B. Câu cầu khiến   C. Câu hỏi    D. Câu kể

7: Dấu phẩy trong câu: “Lần sau, anh tôi lại giao rải truyền đơn tại chợ Mỹ Lồng” có tác dụng gì?

A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.          

B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ trong câu.

C. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ.                

D. Ngăn cách các từ cùng làm chủ ngữ.

8: Bác Hồ đã khen tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng, em hãy cho biết tám chữ đó là gì?

A. Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Giỏi giang            

B. Anh hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang.

C. Chăm chỉ, Bất khuất, Trung hậu, Cần cù.                   

D. Dũng cảm, Bất khuất, Trung hậu, Chịu khó.

18 tháng 4 2022

Cảm ơn bạn nhéyeu

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Quà của bà Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều. Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau...
Đọc tiếp
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới: Quà của bà Bà tôi bận lắm, cặm cụi công việc suốt ngày. Nhưng chả lần nào đi chợ mà bà không tạt vào thăm hai anh em tôi, cho chúng tôi khi thì tấm bánh đa, quả thị, khi thì củ sắn luộc hoặc mớ táo. Ăn quà của bà rất thích, nhưng ngồi vào lòng bà nghe bà kể chuyện còn thích hơn nhiều. Gần đây, bà tôi không được khỏe như xưa nữa. Đã hai năm nay, bà bị đau chân. Bà không đi chợ được, cũng không đến chơi với các cháu được. Thế nhưng lần nào chúng tôi đến thăm bà, bà cũng vẫn có quà cho chúng tôi: khi thì mấy củ dong riềng, khi thì cây mía, quả na hoặc mấy khúc sắn dây, toàn những thứ tự tay bà trồng ra. Chiều qua, đi học về, tôi chạy đến thăm bà. Bà ngồi dây, cười cười, rồi tay bà run run, bà mở cái tay nải của bà, đưa cho tôi một gói quà đặc biệt: ô mai sấu! Bà ơi bà! Ô mai sấu bà cho, cháu sẽ chia cho bố cháu, mẹ cháu và anh cháu... Cháu biết rồi, bà ơi... Cứ sáng sớm, sau mỗi đêm mưa gió, bà lại lần ra sana, nhặt những quả sấu rụng ở quanh gốc cây sấu bà trồng từ thời con gái. Rồi bà rửa, bà ngâm muối, bà phơi. Bà gói thành từng gói nhỏ, bà đợi các cháu đến bà cho...

Câu 1:nếu em là người cháu trong văn bản , mỗi lần bà cho quà , em sẽ nói với bà điều gì ? Hãy dữa vào văn bản và dùng dấu ngoặc kép để dẫn lại hợp lí câu nói ấy ?

1
25 tháng 2 2023

Câu 1.

Em sẽ nói với bà rằng: "Cháu biết ơn nhiều lắm những món quà ý nghĩa ngon lành bà cho, biết ơn tình yêu thương bà dành cho cháu qua những tấm bánh hay quả trái nào đó".

Lần đầu viết chuyện, không hay nhể, một câu chuyện có thật của ai đó. ... Không có đềNgày hôm đó, tôi đến trường học, ngôi trường mới của tôi. Tôi đã gặp anh, đối với tôi lúc đó, anh chỉ như bao người con trai khác-đáng ghét. Nhưng nhìn anh khá quen, hình như tôi đã gặp anh ở đâu thì phải. Sau đấy vài hôm, tôi để ý rằng, cách anh cư xử với tôi khác với những người con gái...
Đọc tiếp

Lần đầu viết chuyện, không hay nhể, một câu chuyện có thật của ai đó. ...

Không có đề
Ngày hôm đó, tôi đến trường học, ngôi trường mới của tôi. Tôi đã gặp anh, đối với tôi lúc đó, anh chỉ như bao người con trai khác-đáng ghét. Nhưng nhìn anh khá quen, hình như tôi đã gặp anh ở đâu thì phải. Sau đấy vài hôm, tôi để ý rằng, cách anh cư xử với tôi khác với những người con gái khác. Anh đối xử với họ thì như thưởng, người lạ. Rõ ràng tôi cũng vậy mà anh lại quan tâm tôi, mỗi khi tôi buồn thì anh chọc ghẹo, làm tôi tức và vui. Chuyện gì đang xảy ra vậy? Có những người khác xinh hơn tôi, tốt hơn tôi, việc gì anh phải để ý đến tôi?
Sau khoảng 1 tháng đi học, anh đi cùng đường với tôi, đã gặp nhau. Anh lướt qua tôi, tôi chỉ nghĩ là đi qua thôi, chả có gì cả. Nhưng bỗng anh dừng lại, có vẻ như chờ cái gì. Hóa ra anh trờ tôi đến, hỏi tôi:'' Có muốn đến trường cùng anh không? Anh cũng đến trường '' Chẳng là hôm đó, tôi và anh cùng đến trường tập kịch. Tôi kịch văn, anh kịch tiếng anh, trường cũng không đông nên có lẽ anh mới mạnh bạo như vậy. Xong tôi từ chối, nhìn vẻ mặt anh lúc đó khá buồn nhưng cũng phóng đến trường, tất nhiên mà trước tôi.
Đến ngày 24/12, ngày Noel. Suốt một buổi sáng, anh gọi tôi đến chỗ anh để hỏi điều gì. Tôi cũng đâu có lại. Tan học, cùng đường mà, lại gặp nhau, anh đang đi cùng bạn, hỏi nhỏ với tôi là đi chơi không? Tôi lơ ngơ không hiểu, hỏi cái gì cơ. Chắc anh bực mình, chậc một cái rồi đi trước. Chiều hôm đấy, trên đường đi học lại gặp, hóa ra những gì anh hỏi lúc sáng là đi chơi Noel không. Tôi cũng từ chối. Mặc dù khá vui khi lần đầu tiên có người con trai nào dủ tôi đi chơi Noel. 
Càng ngày, anh càng quan tâm tôi, tôi cũng để ý anh nhiều hơn. Bỗng một ngày, tôi chợt nhận ra: Tôi thích anh mất rồi!!! Chuyện gì thế này, tôi vốn là người con gái không biết yêu là gì, vậy mà ...Thật sự, tôi không thể hiểu được là tại sao nữa. Anh khiến tôi rung động. Tôi không thể kể với ai, không thể tâm sự với ai cả. Đành dấu kín trong lòng. Nhưng anh cuối cấp, anh ra trường đúng lúc tôi thích anh. Một nỗi buồn rất lớn. Tôi không thể làm gì hơn ngoài việc khóc vào mỗi tối, việc này giống như mới chia tay người yêu vậy. Cô đơn, một mình chịu nỗi khổ tâm, chẳng ai biết chuyện này cả. Tôi không biết làm thế nào để quen anh nữa. Mỗi lần sắp quên thì anh lại xuất hiện, không thể tránh được anh. Tôi không biết làm thế nào để hết thích anh nữa. Và một câu hỏi nữa là: Liệu, anh có thích tôi không?
                    Tôi không dám nói ra vì sợ.
                    Sợ anh biết tôi thích anh.
                   Cũng sợ anh không biết là tôi thích anh.
                   Chuyện gì đang xảy ra với tôi vậy?
#Moon

0
16 tháng 9 2018

Tôi đi qua đình. Trời rét (giét, rét, dét) đậm, rét buốt (buốt, buốc). Nhìn thấy cây nêu ngất (ngất, ngấc) ngưởng trụi  (lá, ná) trước (trước, trướt) sân đình, tôi tính thầm : “A, còn ba hôm nữa lại Tết, Tết hạ cây nêu !” Nhà nào (lào, nào) khá giả lại (lại, nại) gói bánh chưng (chưng, trưng). Nhà tôi thì không biế (biết, biếc) Tết hạ cây nêu là cái gì. Cái tôi mong nhất bây giờ là ngày làng (làng, nàng) vào đám. Tôi bấm đốt tay (tay, tai): mười một hôm nữa.

Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:CÂU CHUYỆN VỀ LÒNG DŨNG CẢMMột công ty đăng bản tuyển dụng nhân viên. Ngày hôm sau có 3 ứng viên đến phỏngỨng cử viên thứ nhất bước vào. Giám đốc bảo: "Đằng kia có cái cửa kính kìa! Anh hãyđến đấm vỡ nó bằng tay không cho tôi xem nào!"Giám đốc vừa dứt lời, anh chàng đã xông xáo xắn tay áo thi hành ngay mệnh lệnh. Maymà đó chỉ là cửa bằng giấy, nếu không tay anh...
Đọc tiếp

Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi:
CÂU CHUYỆN VỀ LÒNG DŨNG CẢM
Một công ty đăng bản tuyển dụng nhân viên. Ngày hôm sau có 3 ứng viên đến phỏng
Ứng cử viên thứ nhất bước vào. Giám đốc bảo: "Đằng kia có cái cửa kính kìa! Anh hãy
đến đấm vỡ nó bằng tay không cho tôi xem nào!"
Giám đốc vừa dứt lời, anh chàng đã xông xáo xắn tay áo thi hành ngay mệnh lệnh. May
mà đó chỉ là cửa bằng giấy, nếu không tay anh nhất định sẽ bị mảnh thuỷ tinh cứa chảy máu.
Giám đốc cho gọi người thứ hai vào, đưa cho anh ta một thùng nước bẩn rất hôi thối:
"Anh thấy căn phòng ở cuối hành lang không? Hãy đem thùng nước này đến dội lên mình anh
công nhân đang nằm nghỉ ở đó."
Anh chàng lập tức bê thùng nước bẩn đi thực hiện nhiệm vụ. Cửa đóng, anh đạp mạnh,
cánh cửa bật tung ra. Quả như lời giám đốc nói, có một người đang ung dung nằm nghỉ ở đấy.
Anh chàng chẳng nói chẳng rằng bê cả thùng nước đổ xối xả lên thân người ấy. Nhiệm vụ
hoàn thành, anh ta vội chạy thật nhanh, hớn hở quay về báo cáo kết quả với giám đốc. Lúc này
giám đốc mới cho anh ta biết "nạn nhân" kia chỉ là người sáp thôi.
Đến lượt người thứ ba. Cũng giống hai lần trước, giám đốc lại cao giọng đưa ra thử
thách:
"Hiện giờ có một gã to béo đang ở trong phòng khách, anh hãy đến đây và đấm cho hắn hai
quả trời giáng."Ứng viên thứ ba ngạc nhiên lắm: "Xin lỗi! Làm sao tôi có thể tấn công người khác khi không có
lý do gì cả? Nhưng dù có lý do đi nữa, tôi cũng không thể sử dụng cú đấm một cách bạo lực
như vậy. Thật tiếc nếu không được ông tuyển dụng, nhưng xin ông thứ lỗi, tôi không thể thực
hiện mệnh lệnh của ông."
Ứng viên thứ ba vừa dứt lời, giám đốc đã dõng dạc tuyên bố: anh đã trúng tuyển. Anh là
người dũng cảm và có lý trí, quyết không thực hiện những mệnh lệnh vừa nhảm nhí vừa bạo
lực của ông chủ

9. Trong bài có mấy câu kể được viết theo mẫu Ai-là gì? Hãy viết lại những câu kể
ấy

0
30 tháng 5 2018

Rải truyền đơn.

15 tháng 5 2022

rải truyền đơn

15 tháng 5 2022

 Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị út là đi rải truyền đơn

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới :Cái áo của baTôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đó...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới :

Cái áo của ba

Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đó chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba… Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là "chú bộ đội". Có bạn hỏi: "Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?" "Mẹ tớ may đấy!" - Tôi hãnh diện trả lời.

Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba.

Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi.

PHẠM HẢI LÊ CHÂU

a) Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài.

b) Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài văn.

1
6 tháng 5 2018

a) - Mở bài: Tôi có một… màu cỏ úa.

- Thân bài: Chiếc áo sờn vai… quân phục cũ của ba.

- Kết bài: Mấy chục năm… cả gia đình tôi.

b) Các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài văn:

- Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non.

- Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục.

- Gọn gàng như một chú bộ đội.

- Chững chạc như một anh lính tí hon.

- Như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi.

- Như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba.

2 tháng 5 2018

Là đi rải truyền đơn

2 tháng 5 2018

công việc đầu tiên anh ba giao cho chị út là đi rải truyền đơn.

mình chắc chắn 100% đấy vì câu này bọn mình làm lâu rồi.